Thủ tục xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước

Thủ tục xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước

Bước 1:

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước nộp 02 bộ hồ sơ tại:

– Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường với trường hợp:

Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;

Xả nước thải với lưu lượng từ 3000 m3/ngày đêm đới với các hoạt động khác.

– Sở Tài nguyên và Môi trường đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 3000 m3/ngày đêm.

Bước 2:

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3:

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, nếu cần thì kiểm tra thực tế hiện trường. Nếu đủ căn cứ cấp phép thì cơ quan tiếp nhận trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép thì cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.

Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ nội dung cần bổ sung. Thời gian thẩm định sau khi hồ sơ được bổ sung là hai mươi (20) ngày làm việc (không tính thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ).

Thủ tục xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước

   Thủ tục xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước như thế nào?

Bước 4: Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép nhận kết quả.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BTNMT);

b) Đề án xả nước thải vào nguồn nước (với trường hợp chưa xả nước thải) hoặc báo cáo hiện trạng xả nước thải (với trường hợp đang xả nước thải) kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải;

c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

d) Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.

Đối tượng phải xin giấy phép

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP có quy định các trường hợp không phải đăng ký giấy phép xả thải:

Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:

– Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;

– Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ.

– Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó.

– Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT hướng dẫn cho Điểm b Khoản 3 Điều 16 thì:

“5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;

b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;

c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;

d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;

đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;

e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;

g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.”

Khi nào cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải?

Căn cứ Điều 37 nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định về công tác thu gom, xử lý nước thải :

– Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung.

– Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổ hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo các hình thức sau:

+ Tự xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;

+ Bảo đảm yêu cầu nước thải đầu vào trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hoặc làng nghề theo quy định của chủ sở hữu hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp hoặc làng nghề;

+ Chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở phát sinh theo quy định: Đối với nước thải nguy hại thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Chương II Nghị định này; đối với nước thải không nguy hại thì chỉ được phép chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

– Nước thải phát sinh từ các cơ sở thứ cấp trong khu công nghiệp phải được xử lý sơ bộ theo điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận; trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối theo quy định.

Điều kiện đấu nối nước thải nêu trong văn bản thỏa thuận giữa chủ cơ sở và chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải bảo đảm không vượt quá điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt của khu công nghiệp.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *