Ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine bị xử lý như thế nào?

Ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine

CÂU HỎI:

Gần đây, nhiều bài viết chia sẻ về một “ứng dụng đầu tư uy tín” mới ra mắt, với lời giới thiệu: “Đầu tư vaccine, hứa hẹn lãi 5 đến 8% một ngày. Người dùng bỏ ra hơn 1 triệu đồng, sau 1 ngày, có thể thu lãi gần 100.000 đồng”.Đây là những lời giới thiệu về một “ứng dụng đầu tư uy tín” với sản phẩm đầu tư vaccine, hứa hẹn lãi 5 đến 8% một ngày. Ứng dụng này có hình thức đầu tư vào các gói vaccine, được đặt theo tên một loại vaccine nổi tiếng trên thế giới. Đầu tư với số tiền càng cao, tiền lãi mà người dùng được hứa hẹn càng lớn. Ứng dụng còn hiển thị tiến độ đầu tư của các gói. Gói nào đạt 100% tiến độ sẽ bị đóng. Vì vậy, nhiều người đã quyết định đầu tư nhanh vì sợ mất cơ hội. Khi đã thu hút được một lượng người dùng nhất định, những ứng dụng này “sập” và người chơi mất trắng số tiền đã đầu tư.

Xin bà hãy cho biết hành vi trên bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

Có thể thấy rằng hiện nay có rất nhiều các chiêu trò lừa đảo qua mạng. Các hình thức như đầu tư qua mạng để kiếm tiền với những hình thức khác nhau, lĩnh vực khác nhau rất nhiêu nhưng tựu trung vẫn là: đánh vào mong muốn kiếm tiền của người dùng để thu hút họ tham gia và sau đó “sập web” không thể tìm được ai là ai nữa.

Đối với ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine cũng vậy, cũng là một hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc sử dụng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhưng với nội dung có thể coi là rất thu hút người tham gia trong giai đoạn nhiều người gặp khó khăn về tài chính và muốn kiếm tiền dễ dàng. Lợi dụng tình hình đó, kẻ xấu đã thực hiện nhiều hành vi lừa đảo, trục lợi qua không gian mạng.

Ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine

             Ứng dụng lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine

Các đối tượng thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 290 về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo đó, người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Với các tình tiết tăng nặng khác được quy định tại khoản 2,3,4 thì người phạm tội có thể phải chịu mức phạt tù cao nhất là 15 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, người dùng có thể nhận diện mô hình lừa đảo đầu tư online qua một số dấu hiệu như: kêu gọi đầu tư làm giàu nhanh; hứa hẹn trả lãi với lãi suất cực cao; cam kết không có rủi ro hoặc rủi ro đầu tư rất thấp, hoàn vốn theo tỉ lệ cố định; khó rút vốn và thường đưa ra lời mời chào các gói đầu tư tiếp với lãi suất cao hơn. Do đó, mỗi chúng ta cần có cái nhìn thực sự tỉnh táo, tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi đầu tư.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *