Việc công nhận lẫn nhau trong khu vực ASEAN với dịch vụ kế toán

Việc công nhận lẫn nhau trong khu vực ASEAN với dịch vụ kế toán

Câu hỏi: Tôi là kế toán viên người Việt Nam, đã có bằng cấp về kế toán và đang làm việc tại Việt Nam. Vậy, tôi muốn sang các nước ASEAN khác (như Thái Lan, Singapore) để làm kế toán viên với bằng cấp của tôi đã có được không?

Với thắc mắc này, chúng tôi có tư vấn như sau:

Xuất phát từ yếu tố chủ quyền quốc gia, mà việc quản lý của mỗi nhà nước thông qua các quy định chỉ có giá trị trong phạm vi nhà nước đó. Do vậy, bằng cấp mà bạn được cấp về nguyên tắc chỉ có giá trị khi bạn làm việc tại Việt Nam.

Việc thừa nhận hay không phụ thuộc vào ý chí của quốc gia tiếp nhận thể hiện qua các cam kết quốc tế (bao gồm cả song phương và đa phương) giữa các quốc gia.

Hiện nay, trên cơ sở Hiệp định khung ASEAN về thỏa thuận công nhận lẫn nhau 1998, ASEAN chủ trương hài hòa hóa các tiêu chuẩn kỹ năng, năng lực giữa các nước tiến tới công nhận lẫn nhau về trình độ để thúc đẩy phát triển kỹ năng, di chuyển lao động và sinh viên.

Những thỏa thuận công nhẫn lẫn nhau này giúp những người hành nghề có kỹ năng hoặc kinh nghiệm phù hợp để được chứng nhận và làm việc tại nước ngoài.

Đến nay, đã có thỏa thuận trong 8 lĩnh vực nghề: dịch vụ kỹ thuật; dịch vụ điều dưỡng; dịch vụ kiến trúc, dịch vụ khảo sát; hành nghề y, hành nghề nha khoa và dịch vụ kế toán; hành nghề du lịch.

Việc công nhận lẫn nhau trong khu vực ASEAN với dịch vụ kế toán

      Công nhận lẫn nhau trong khu vực ASEAN với dịch vụ kế toán

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) đối với lĩnh vực Kế toán ban đầu được ký tháng 2/2009, được sửa đổi và ký chính thức vào ngày 13/11/2014 tại Nay Pyi Taw, Myanmar.

Theo đó, ASEAN đã thành lập Ủy ban Điều phối Kế toán chuyên nghiệp ASEAN để thực hiện MRA này. Mỗi nước ASEAN cũng thành lập một Uỷ ban Giám sát về dịch vụ kế toán tại nước mình để thực hiện quy trình đánh giá và đăng ký cấp phép Kế toán chuyên nghiệp đủ điều kiện theo ASEAN.

MRA này áp dụng đối với tất cả các dịch vụ kế toán trừ dịch vụ ký báo cáo kiểm toán độc lập và các dịch vụ yêu cầu cấp phép ở các nước ASEAN.

Quy trình đăng ký để được hành nghề tại một nước ASEAN khác như sau:

  • Bước 1: Kế toán chuyên nghiệp đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm theo quy định trong MRA nộp đơn đăng ký lên Ủy ban Giám sát về dịch vụ kế toán của nước mình để xin cấp chứng nhận Kế toán chuyên nghiệp đủ điều kiện theo ASEAN (ACPA)
  • Bước 2: Uỷ ban Giám sát xem xét đơn đăng ký và lập Bản đánh giá, sau đó gửi lên Uỷ ban Điều phối kế toán chuyên nghiệp ASEAN để quyết định cấp phép hay không cấp phép chứng nhận ACPA
  • Bước 3: Kế toán chuyên nghiệp đã được cấp chứng nhận ACPA sẽ đủ điều kiện để đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành nghề kế toán ở một nước ASEAN khác để được cấp phép là Kế toán chuyên nghiệp nước ngoài có đăng ký (RFPA) tại nước đó, nhưng phải tuân theo các quy định và pháp luật liên quan của nước đó.
  • Bước 4: Kế toán chuyên nghiệp được cấp phép RFPA có thể hành nghề nhưng phải phối hợp với Kế toán chuyên nghiệp của nước sở tại.

Theo quy định pháp luật Việt Nam, để một kế toán, kiểm toán viên đang hành nghề tại Việt Nam có thể được công nhận là kế toán, kiểm toán viên đủ tiêu chuẩn ASEAN phải đáp ứng được các điều kiện:

  • Có chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên Việt Nam;
  • Có thời gian công tác thực tế về kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất ba (3) năm trong giai đoạn năm (5) năm liên tục kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học tới thời điểm nộp đơn đăng ký công nhận là ASEAN CPA.
  • Tuân thủ và bảo đảm chương trình cập nhật kiến thức (CPD).
  • Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam và quốc tế.

Theo đó, nếu bạn đáp ứng các điều kiện trên, có thể chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký để được hành nghề tại nước ASEAN khác. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký công nhận là kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN;
  • Bản sao chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam hoặc bản sao chứng chỉ kế toán viên Việt Nam;
  • Giấy xác nhận thời gian công tác thực tế về kế toán, kiểm toán, tài chính; tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức;

Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (6) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký công nhận là ASEAN CPA.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *