Thủ tục nhận con nuôi trong nước

Thủ tục nhận con nuôi trong nước

Khách hàng hỏi:

Thưa Luật sư, vợ chồng tôi đã lấy nhau được 5 năm nhưng chưa có con, giờ vợ chồng tôi muốn nhận con nuôi thì cần phải làm thủ tục gì? Cảm ơn Luật sư tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Thủ tục nhận con nuôi trong nước

Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hay nơi người nhận con nuôi thường trú.

Tư pháp Hộ tịch xã tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hợp lệ hay chưa.

 Bước 2: Tổ chức đăng ký việc nuôi con nuôi tại trụ sở UBND xã (cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt).

 Bước 3: Trao nhận Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Thủ tục nhận con nuôi trong nước như thế nào?

Thủ tục nhận con nuôi trong nước như thế nào?

Thành phần hồ sơ trong thủ tục nhận con nuôi:

Hồ sơ của người nhận con nuôi trong thủ tục nhận con nuôi trong nước (Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010) bao gồm:

1. Đơn xin nhận con nuôi

2. Bản sao giấy CMND, hộ chiếu hay các giấy tờ có giá trị thay thế khác.

3. Phiếu lý lịch tư pháp;

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: nếu người xin nhận con nuôi là vợ chồng, thì phải có bản sao giấy chứng nhận kết hôn; nếu người xin nhận con nuôi là độc thân, thì phải có văn bản xác nhận về tình trạng độc thân do UBND xã, nơi người đó thường trú cấp; nếu người đó đã ly hôn, thì phải có bản sao bản án/quyết định ly hôn có hiệu lực của tòa án; nếu người đó có vợ/chồng chết, thì phải có bản sao giấy chứng tử của người chết;

5. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp và văn bản xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Hồ sơ của người được giới thiệu nhận làm con nuôi trong thủ tục nhận con nuôi (điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010) bao gồm:

1. Giấy khai sinh;

2. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

3. Hai ảnh toàn thân, chụp thẳng không quá 6 tháng;

4. Biên bản do UBND xã hoặc Công an xã lập đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đã chết đối với trẻ em mồ côi; Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất tích hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Luật sư tư vấn và hỗ trợ thực hiện toàn bộ thủ tục nhận con nuôi nhanh nhất, chi phí tiết kiệm nhất. Hãy liên hệ HOTLINE để việc nhận con nuôi của bạn được đơn giản.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *