Làm giả dịch vụ tiêm ngừa vắc xin, rao bán thuốc chữa COVID-19

Làm giả dịch vụ tiêm ngừa vắc xin, rao bán thuốc chữa COVID-19

“Ngày 29-7, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.HCM cho biết đã phối hợp Công an TP Thủ Đức tạm giữ nghi phạm Nguyễn Minh Phụng (25 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) để điều tra hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh đăng tải các thông tin cung ứng lương thực, nhu yếu phẩm, dược phẩm, tổ chức dịch vụ tiêm vắc xin, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Theo cơ quan điều tra, lợi dụng tình hình dịch bệnh, Phụng đã đăng tải trên mạng xã hội Facebook, Zalo… các nội dung như:  Cung cấp giấy xét nghiệm COVID-19 để làm giấy thông hành, đi lại qua các trạm kiểm soát giá 600.000 đồng/tờ; Đăng ký dịch vụ tiêm ngừa vắc xin các loại giá hơn 1 triệu đồng; Cung cấp các loại dược phẩm chữa trị khi nhiễm COVID-19;  Bán hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu… 

Đã có rất nhiều người bị Phụng thuyết phục, chuyển tiền mua hàng hóa lương thực, thực phẩm làm từ thiện xã hội, cung ứng cho các điểm cách ly, phong tỏa phòng chống dịch hay đăng ký ưu tiên tiêm vắc xin phòng ngừa dịch COVID-19, mua phôi giấy kết quả xét nghiệm làm giấy thông hành, đi lại qua các trạm kiểm soát dịch. Sau đó bị Phụng cắt liên lạc, chiếm đoạt tài sản… “

Xin Luật sư hãy cho biết:

1. Hành vi trên bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

2. Nếu trong trường hợp người dân sử dụng giấy thông hành giả sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt thế nào?

3. Hành vi của những cá nhân, tổ chức làm giả giấy thông hành sẽ bị xử lý như thế nào?

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

1. Với các hành vi như: Cung cấp giấy xét nghiệm COVID-19 để làm “giấy thông hành”; đăng ký ưu tiên tiêm ngừa vắc xin; nhận chuyển tiền từ các nhà hảo tâm ủng hộ để mua hàng hóa lương thực, thực phẩm làm từ thiện xã hội, cung ứng cho các điểm cách ly, phong tỏa phòng chống dịch,… nhưng sau đó cắt đứt hoàn toàn liên lạc để không thể liên hệ với mình nữa. Bằng các thủ đoạn gian dối, Nguyễn Minh Phụng đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà các “nạn nhân” đã chuyển cho mình.

Hành vi của Nguyễn Minh Phụng là hành vi vi phạm pháp luật nên sẽ  bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể:

  • Người nào “Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác” (điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội thì có thể bị phạt từ tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Trường hợp hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đối tượng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, đối tượng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù với mức cao nhất đến đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy vào mức độ vi phạm và số tiền lừa đảo

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với trường hợp này, có 1 chi tiết rất quan trọng có thể coi là tình tiết tăng nặng của người phạm tội đó là “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”. Đối tượng đã lợi dụng hoàn cảnh của dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp ở nước ta để làm giả “giấy thông hành”, để đăng ký ưu tiên tiêm vắc xin,… Do đó, người phạm tội trong trường hợp này có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 174 với mức phạt tù từ 7 đến 15 năm.

Để tránh bị các đối tượng lạm dụng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mọi công dân cần thực hiện nghiêm những khuyến cáo từ Bộ Y tế, bởi các loại vắc xin phòng COVID-19 sử dụng tại Việt Nam phải được Bộ Y tế cấp phép có điều kiện sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19; được cấp phép lưu hành trên cơ sở kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận xuất xưởng lô vắc xin theo quy định. Và điều đặc biệt mà người dân cần lưu ý, Bộ Y tế đã và đang tích cực đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin, các tổ chức quốc tế để mua và nhập khẩu số lượng lớn vắc xin để tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho tất cả người dân đang sinh sống tại Việt Nam. Do vậy, mọi người dân cần bình tĩnh, hãy chờ đợi đến lượt mình được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 khi cơ quan y tế thông báo.

Làm giả dịch vụ tiêm ngừa vắc xin, rao bán thuốc chữa COVID-19

Dịch vụ tiêm ngừa vắc xin, rao bán thuốc chữa COVID-19 đang bị làm giả

2. Nếu trong trường hợp người dân sử dụng giấy thông hành giả sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt thế nào?

“Giấy thông hành” không phải là thuật ngữ pháp lý mà đây là cách gọi thông thường cho các loại giấy tờ có thể giúp người dân đi qua được chốt kiểm dịch. Hiện tại có thể kể đến như: Giấy xét nghiệm âm tính với Covid 19 hay Giấy xác nhận cấp cho NĐL đi làm việc tại các đơn vị được phép mở cửa hoạt động khi giãn cách.

– Nếu bị phát hiện thì người dân sử dụng giấy thông hành giả sẽ không được đi qua chốt kiểm dịch;

– Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid 19. Mức phạt tiền từ 1-3 triệu đồng theo quy định tại(Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)

– Người dân sử dụng giấy thông hành giả nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị khởi tố hình sự về “ Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” quy định tại khoản 1 Điều 341, Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức : 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

3. Hành vi của những cá nhân, tổ chức làm giả giấy thông hành sẽ bị xử lý như thế nào?

Trong trường hợp này đối tượng cung cấp các giấy xét nghiệm giả có thể sẽ bị truy cứu theo Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức,; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó người phạm tội có thể bị phạt tù với mức án cao nhất là 7 năm; bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm tùy theo mức độ của hành vi phạm tội.

Ngoài ra, nếu việc cấp giấy xét nghiệm giả không may làm lây truyền Covid-19 cho người khác thì các cá nhân liên quan sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

  • Mức xử phạt vi phạm hành chính: Điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Người có hành vi làm lây lan dịch bệnh này chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế với mức phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng;
  • Trách nhiệm hình sự:Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự năm 2015 (bổ sung, sửa đổi 2017) với hình phạt tù cao nhất lên đến 12 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *