Điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượuĐiều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu

Điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu

Kinh doanh rượu nói chung và hoạt động phân phối rượu nói riêng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp nào khi muốn hoạt động kinh doanh rượu phải xin giấy phép phân phối rượu.

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
  • Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
  • Thông tư 168/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

Điều kiện phân phối rượu

Có câu hỏi: Kinh doanh rượu có cần phải xin giấy phép không? Xin được giải đáp thắc mắc này như sau:

Theo Nghị định về kinh doanh rượu tại (Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì:

Kinh doanh rượu là hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Nghị định 17/2020/NĐ-CP chia rượu ra 2 loại để thực hiện quản lý: Rượu trên 5,5 độrượu dưới 5,5 độ.

Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép. Thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.

  • Như vậy, kinh doanh rượu có cồn từ 5,5 độ trở lên đều cần phải có giấy phép. Rượu có độ cồn dưới 5,5 độ dù không cần giấy phép nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật để Nhà nước quản lý.
  • Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tóm gọn lại điều kiện, thủ tục đối loại rượu phổ biến hơn là Rượu trên 5,5 độ.

Điều kiện phân phối rượu trên 5,5 độ:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

 => Phải thành lập doanh nghiệp khi kinh doanh trước khi phân phối rượu.

2. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (bao gồm cả trụ sở chính), mỗi địa bàn phải có ít nhất một thương nhân bán buôn rượu;

3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất, phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu nước ngoài.

=> Tức bằng chứng chứng minh nguồn gốc rượu là hợp pháp và đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu

             Điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu

Các điều kiện khác về phòng cháy chữa cháy:

Rượu được xác định là chất lỏng dễ cháy nên cơ sở kinh doanh rượu sẽ thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy.

Tùy theo tổng khối lượng rượu mà cơ sở kinh doanh của bạn đang chứa hoặc diện tích của cơ sở kinh doanh rượu mà bạn sẽ phải làm những thủ tục khác nhau để xin chứng nhận của Nhà nước về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. (Thực hiện theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP).

Hồ sơ đề nghị cấp phép phân phối rượu:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (01 bộ) bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu;

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh hoặc Giấy đăng ký địa điểm kinh doanh rượu;

3. Hợp đồng hoặc thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân tham gia hệ thống phân phối rượu;

4. Bản sao y Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu của thương nhân cung cấp rượu cho doanh nghiệp bạn kèm theo Hợp đồng cung cấp rượu giữa doanh nghiệp bạn và thương nhân cung cấp rượu.

Thủ tục nộp hồ sơ và cấp giấy phép

+ Cách thức: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Bộ công thương.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

+ Thời hạn: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Kết quả trả ra: Giấy phép phân phối rượu hoặc văn bản từ chối cấp phép nhưng phải ghi rõ lí do từ chối.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi cấp giấy phép

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu

1. Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;

2. Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp;

3. Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;

4. Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *