Lợi dụng “luồng xanh” để chở người và hàng lậu vượt chốt kiểm dịch

Lợi dụng “luồng xanh” để chở người và hàng lậu vượt chốt kiểm dịch

CÂU HỎI:

Việc cấp giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code hoạt động trên “luồng xanh” của cơ quan chức năng mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông vận tải hàng hóa, công nhân, chuyên gia lưu thông qua các địa phương đang áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16.Lợi dụng điều này, một số tài xế đã cố tình chở người vượt qua chốt kiểm soát. Thậm chí, lực lượng chức năng còn phát hiện phương tiện chở hàng lậu được cất giấu lẫn trong hàng hóa thiết yếu.

– Xin bà hãy cho biết hành vi trên bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Và nếu trong trường hợp người dân sử dụng giấy thông hành giả sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt thế nào thưa bà?

– Trước tình trạng xuất hiện nhiều trường hợp lái xe vi phạm bị phát hiện, các địa phương cũng tỏ ra hết sức quan ngại về tính tự giác và ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, chủ phương tiện và lái xe về chấp hành các quy định phòng chống dịch. Bà có lời khuyên như thế nào đối với các cá nhân nêu trên?

– Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và các hành vi vi phạm, về phía cơ quan chức năng cần đẩy mạnh những biện pháp như thế nào?

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

1. Việc lợi dụng “xe luồng xanh” chở người qua chốt kiểm soát đây là hành vi vi phạm pháp luật. Đối với tài xế lái xe có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế về việc “Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch”, theo đó mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đối với việc lợi dụng chở hàng lậu thì tùy từng loại mặt hàng cũng như khối lượng hàng hóa chuyên chở để xem xét mức xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc Điều 188 BLHS về Tội buôn lội nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Lợi dụng “luồng xanh” để chở người và hàng lậu vượt chốt kiểm dịch

Lợi dụng “luồng xanh” để chở người và hàng lậu vượt chốt kiểm dịch

2. Trước tình trạng xuất hiện nhiều trường hợp lái xe vi phạm bị phát hiện, các địa phương cũng tỏ ra hết sức quan ngại về tính tự giác và ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, chủ phương tiện và lái xe về chấp hành các quy định phòng chống dịch. Bà có lời khuyên như thế nào đối với các cá nhân nêu trên?

Chống dịch là việc không phải của riêng ai. Nếu bản mỗi cá nhân, tổ chức của chúng ta không cùng chung tay thì sẽ rất khó để đầy lùi được dịch. Chính vì vậy, mỗi cá nhân, tổ chức cần nêu cao ý thức tự giác, tinh thần chấp hành để trước hết đảm bảo cho chính bản thân chúng ta và tiếp đến là góp phần cho cộng đồng, xã hội.

3. Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và các hành vi vi phạm, về phía cơ quan chức năng cần đẩy mạnh những biện pháp như thế nào?

– thứ nhất,  việc sử dụng truyền thông là một biện pháp rất tốt vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền phổ biến pháp luật bên cạnh việc tuyên truyền về chủ trương, biện pháp thực hiện phòng, chống dịch thì cũng cần chia sẻ, công khai thông tin về các trường hợp vi phạm cùng các hình thức xử phạt thích đáng để người dân nắm được, hiểu được và “dè chừng” hơn;

– Các cơ quan chức năng cần có quy định giao trách nhiệm cụ thể, trực tiếp đối với các doanh nghiệp vận tải. Cụ thể, các Sở Giao thông Vận tải địa phương phải kiểm tra, xử lý nghiêm doanh nghiệp để lái xe không thực hiện quy định đối với hoạt động vận tải trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp;

– Với những khu vực có lưu lượng mật độ đông cần lưu ý vấn đề phân luồng giao thông từ xa, nghiên cứu, tổ chức nhiều điểm kiểm tra tại một chốt, bố trí bãi tập kết hàng hóa, quản lý lái xe tập trung để nâng cao hiệu quả kiểm soát dịch.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *