Tư vấn người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam

Tư vấn người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam

Người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

1. Chuẩn bị hồ sơ nhận con nuôi

a. Hồ sơ của người nhận con nuôi:

– Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu);

– Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận (gồm: Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình; Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe; Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân);

– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi. (Điều 31, Luật Nuôi con nuôi 2010).

b. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.

– Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không thành.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ

Tư vấn người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam

         Người nước ngoài muốn nhận con nuôi Việt Nam cần làm gì?

2. Trình tự thực hiện thủ tục nhận con nuôi

Bước 1: Hồ sơ nhận con nuôi nộp tại Cục con nuôi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện);

Bước 2: Cục con nuôi có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi theo quy định tại trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau đó, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Bước 3: Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

>>>>>> Thủ tục nhận con nuôi trong nước

>>>>>> Có được thay đổi họ tên cho con nuôi

>>>>>> Tư vấn trình tự, thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam

 

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *