Thủ tục thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Thủ tục thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 62/2016/NĐ – CP Nghị định quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

– Thông tư 06/2017/TT – BXD Thông tư hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

1. Điều kiện thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Nghị định này là tổ chức kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là 05 năm kể từ ngày cấp.

Khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đáp ứng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;
  • Người quản lý trực tiếp hoạt động thí nghiệm chuyển ngành xây dựng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;
  • Có thí nghiệm viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm.
  • Được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Thủ tục thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

                 Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng thí nghiệm

  • Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
  • Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư;
  • Danh sách cán bộ quản lý, thí nghiệm viên kèm theo các văn bằng, chứng chỉ được đào tạo liên quan;
  • Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký.
Thủ tục thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

          Thủ tục thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng như thế nào?

3. Trình tự, thủ tục thực hiện

  • Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng lập 01 bộ hồ sơ theo quy định và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở của Bộ Xây dựng. Trường hợp nộp hồ sơ qua trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến theo quy định của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu các tài liệu chưa đầy đủ, hợp lệ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn để bổ sung và hoàn thiện;
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu hợp lệ, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức đánh giá tại phòng thí nghiệm;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản đánh giá thực tế và kết quả khắc phục (nếu có) đạt yêu cầu, Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *