Điều kiện khai thác, sử dụng nước dưới đất mới nhất

Điều kiện khai thác, sử dụng nước dưới đất mới nhất

Việc khai thác, sử dụng nước dưới đất nếu khai thác với lưu lượng lớn, cần phải xin cấp Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. Vậy điều kiện để được khai thác, sử dụng nước dưới đất là gì? Luật sư tư vấn 365 sẽ giải đáp thắc mắc của các đơn vị đang muốn khai thác, sử dụng nước dưới đất.

I. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:

  1. Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
  2. Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm.
  3. Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
  4. Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
  5. Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các trường hợp 1, 2, 4 ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm thì phải đăng ký.

Điều kiện khai thác, sử dụng nước dưới đất mới nhất

            Điều kiện khai thác, sử dụng nước dưới đất như thế nào?

II. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất 

  • Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;
  • Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;
  • Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
  • Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;
  • Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.

Căn cứ đặc điểm của các tầng chứa nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, yêu cầu quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mực nước hạ thấp cho phép, nhưng không vượt quá một nửa bề dày của tầng chứa nước đối với tầng chứa nước không áp, không vượt quá mái của tầng chứa nước và không được sâu hơn 50 m tính từ mặt đất đối với các tầng chứa nước có áp.

Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định khu vực phải đăng ký nước dưới đất như trên và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

Xem thêm:

Hồ sơ để gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt

Gia hạn giấy phép khai thác và sử dụng tài nguyên nước

Những trường hợp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước bị thu hồi

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *