Cổ đông biệt tích một thời gian dài xử lý thế nào?

Cổ đông biệt tích một thời gian dài xử lý thế nào?

KHÁCH HÀNG HỎI:

Chào luật sư,

Tôi công tác trong công ty cổ phần, công ty tôi có một cổ đông chiếm 5% vốn điều lệ nhưng hơn 10 năm qua người này đi khỏi địa phương không có tin tức gì, công ty nhiều lần liên hệ tìm cũng như hỏi thăm tin tức người thân cũng không có nên số cổ phần của cổ đông này tại công ty cũng như cổ tức chúng tôi không quyết toán được. Nay luật sư cho tôi hỏi chúng tôi có tự ý bán phần cổ phần này cho người khác được không? Nếu không thì chúng tôi cần xử lý như thế nào??

Tôi xin chân thành cảm ơn.

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

Chào bạn,

Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Minh Thịnh xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Quyền sở hữu cổ phần của cổ đông

Cổ đông là người nắm giữ cổ phần trong một công ty cổ phần, được quyền sở hữu, định đoạt, quản lý, hưởng cổ tức từ cổ phần cùng các quyền khác và những quyền này là bất khả xâm phạm. Nếu cổ đông chết thì các đồng thừa kế hoặc người được chỉ định trong di chúc được hưởng di sản là cổ phần. Do vậy, không ai có thể dịch chuyển quyền sở hữu cổ phần của cổ đông nếu không có sự đồng ý của họ hoặc những người thừa kế của họ trong trường hợp họ chết.

Cổ đông biệt tích một thời gian dài xử lý thế nào?

                   Cổ đông biệt tích một thời gian dài xử lý thế nào?

2. Xử lý như thế nào trong trường hợp cổ đông biệt tích với thời gian hơn 10 năm

Nếu một cổ đông đi khỏi nơi cư trú 10 năm không có tin tức gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty thì theo quy định của Luật Tố tụng Dân sự, đại diện doanh nghiệp – với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan – có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố người đó mất tích.

Điều kiện để xác định yếu tố biệt tích theo quy định là “đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết”.

Người đang quản lý tài sản  tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích và có các quyền nghĩa vụ sau:

1. Quản lý tài sản của người vắng mặt;

2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt;

3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản.

4. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình;

5. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng;

6. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án;

7. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Toà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố  cổ đông là đã chết. Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ tài sản của người đó được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Nếu xác định không có người thừa kế thì quyền sở hữu tài sản của người đó thuộc Nhà nước.

Bạn có thể tham khảo các điều luật có liên quan gồm: điều 77, 78, 79, 223, 644, 767, 764 Bộ Luật Dân sự, Điều 330, 331, 332, 333 Luật Tố tụng Dân sự hiện hành.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *