Thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường mới nhất

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường mới nhất

Trong bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những tìm hiểu chung nhất về đề án bảo vệ môi trường chi tiết (đề án chi tiết) qua đó các bạn đã biết được những trường hợp nào phải lập đề án chi tiết, vậy trên thực tế quá trình thẩm định và phê duyệt đề án chi tiết như thế nào, Luật sư tư vấn 365 sẽ tư vấn cụ thể cho các bạn qua bài viết sau đây, mời các bạn đón đọc.

1. Thành phần hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Công việc đầu tiên mà các bạn cần phải làm đó trong thủ tục thẩm định và phê duyệt đề án chi tiết đó là chuẩn bị hồ sơ, một bộ hồ sơ đầy đủ sẽ bao gồm:

– Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi.

– Bảy (07) bản đề án chi tiết.

– Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường mới nhất

    Thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường như thế nào?

2. Tham vấn ý kiến khi thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Ngoài ra trước khi đề án chi tiết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã cho ý kiến tham vấn, cụ thể như sau:

– Trong giai đoạn lập đề án chi tiết, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo tóm tắt những nội dung chính của đề án chi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở để xin ý kiến tham vấn.

– Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời. Trường hợp, Ủy ban nhân dân cấp xã được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ cơ sở thì được coi như đồng ý với nội dung của đề án chi tiết.

– Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu chủ cơ sở tổ chức đối thoại với đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn về nội dung đề án chi tiết; chủ cơ sở có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền tham gia đối thoại.

Nhưng không phải trong bất kỳ trường hợp nào khi lập đề án  chi tiết cũng phải xin ý kiến tham vấn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cụ thể những trường hợp sau đây không cần phải xin tham vấn:

– Cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án chi tiết;

– Cơ sở nằm trên vùng biển chưa xác định cụ thể được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.

3. Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết

– Rà soát, đánh giá tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết. Trường hợp không đúng quy định, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện;

– Thành lập đoàn kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: trưởng đoàn là đại diện của cơ quan thẩm định, phê duyệt đề án, trường hợp cần thiết có một (01) phó trưởng đoàn; đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở (trường hợp đề án chi tiết do Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định, phê duyệt) và các chuyên gia về môi trường, lĩnh vực liên quan đến loại hình hoạt động của cơ sở.

– Thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở và đề án chi tiết của cơ sở; tổng hợp, xử lý ý kiến của các cơ quan, chuyên gia có liên quan (nếu có);

-Thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định đề án chi tiết theo một (01) trong ba (03) trường hợp sau: thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung khi tất cả thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung; thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung kèm theo yêu cầu cụ thể về việc chỉnh sửa, bổ sung khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; không thông qua khi có trên một phần ba (1/3) số thành viên tham gia đoàn kiểm tra có bản nhận xét không thông qua (nêu rõ lý do).

– Tổ chức rà soát nội dung đề án chi tiết đã được chủ cơ sở hoàn thiện;

– Phê duyệt đề án chi tiết.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *