Mã số doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập

Mã số doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập

Mã số doanh nghiệp là gì? Khác gì so với mã số thuế? Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập là gì? Đây là những thắc mắc không mới nhưng gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thành lập lần đầu. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc này.

1. Mã số doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp được thành lập, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp.Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mã số doanh nghiệp cũng đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

Mã số doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập

     Mã số doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập

2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập

Sau khi thành lập, các doanh nghiệp cần phải chú ý thực hiện một số nghĩa vụ sau đây:

  • Nghĩa vụ công bố đăng ký doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 30 Luật doanh nghiệp 2014,trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng phải thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên, cổ đông góp vốn và thông báo lập sổ góp vốn cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Khi có thay đổi về nội dung đăng ký kinh doanh như người đại diện, thành viên, cổ đông sáng lập, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ… thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định thay đổi.

Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định tạm ngừng. Thời gian tạm ngừng không được quá một năm. Nếu muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng liên tiếp không được quá hai năm.

  • Nghĩa vụ khắc con dấu và thông báo mẫu dấu:

Sau khi thành lập, doanh nghiệp được quyền tự tiến hành khắc dấu và gửi thông báo sử dụng mẫu dấu đến Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch đầu tư. Mẫu Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của Doanh nghiệp/Chi nhánh/Văn phòng đại diện được quy định tại Phụ lục II-8 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

  • Nghĩa vụ về thuế:

Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế nơi đặt trụ sở chính (hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện) bao gồm:

  • Tiến hành thủ tục kê khai nộp thuế môn bài, GTGT, TNCN, TNDN…
  • Nếu đủ điều kiện đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đã được cơ quan thuế chấp nhận, doanh nghiệp được quyềntạo và phát hành hóa đơn (có thông báo phát hành hóa đơn theo quy định); nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp Trực tiếp, doanh nghiệp sẽ phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện việc kế toán, lập, nộp báo cáo tài chính, kê khai và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.

  • Nghĩa vụ về ngành, nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp phải kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký và hoàn thiện các điều kiện về giấy phép hành nghề hoặc vốn điều lệ theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền nếu đăng ký kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.

  • Nghĩa vụ với người lao động:

Doanh nghiệp phải bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Mã số doanh nghiệp là mã số đặc trưng cho bản thân doanh nghiệp. Vậy mã số gì đặc trưng cho các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp? Đó chính là mã số, mã vạch. Đăng ký mã số, mã vạch không phải là nghĩa vụ bắt buộc của các doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp.  Tuy nhiên, mã số, mã vạch đóng lại vai trò như một “Chứng minh thư” của hàng hoá, giúp việc kinh doanh và lưu thông hàng hóa tốt hơn.

Luật sư tư vấn cung cấp dịch vụ đăng ký mã số, mã vạch chuyên nghiệp và trọn gói với thời gian nhanh nhất. Để đăng ký dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ Hotline.

Xem thêm:

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *