Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản không?

Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản không

KHÁCH HÀNG HỎI:

Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản không

Ông bà ngoại nhận nuôi mẹ tôi từ bé, sau đó ông bà cũng sinh được thêm hai người con nữa. Nay ông bà đã qua đời nhưng không để lại di chúc. Tôi muốn hỏi, mẹ tôi là con nuôi thì có được hưởng tài sản mà ông bà để lại không?

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

1. Quyền thừa kế của con nuôi

Trường hợp người để lại di sản chết mà không để lại di chúc thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện quy định của pháp luật.

Điều 676, Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Căn cứ vào quy định trên và nguyên tắc “không phân biệt đối xử giữa các con” quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình thì con đẻ và con nuôi đều là những người thừa kế hợp pháp, được hưởng phần di sản bằng nhau.

Ông bà ngoại thực tế nuôi dưỡng mẹ bạn. Tuy nhiên, để được hưởng di sản mà ông bà ngoại để lại, mẹ bạn phải đáp ứng được hai điều kiện đặt ra bao gồm:

– Thứ nhất, quan hệ nuôi con nuôi này phải được pháp luật công nhận;

– Thứ hai, mẹ bạn không thuộc vào trường hợp không được hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

2. Xác định quan hệ nuôi con nuôi giữa mẹ bạn và ông bà ngoại

Việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi; (Điều 9, Luật Nuôi con nuôi 2010)

Nếu việc nuôi con nuôi tiến hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 (Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi), nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

– Đến 01 tháng 01 năm 2011, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

Như vậy, nếu trước thời điểm ông bà ngoại bạn mất mà việc nuôi con nuôi giữa mẹ bạn và ông bà bạn được đăng ký tại UBND cấp xã thì quan hệ nuôi con nuôi trong trường hợp này được pháp luật công nhận.

3. Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế

Điều 643, Bộ luật dân sự 2005 quy định những người không được quyền hưởng di sản, bao gồm:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Nếu mẹ bạn thuộc những trường hợp nêu trên thì sẽ không được hưởng di sản do ông bà ngoại bạn để lại kể cả trường hợp quan hệ nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, nếu mẹ bạn được hưởng di sản do ông bà ngoại bạn để lại do đáp ứng được hai tiêu chí nêu trên thì mẹ bạn cũng có trách nhiệm trong việc thanh toán các khoản nợ mà ông bà ngoại bạn để lại trong phạm vi phần di sản được nhận.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

>>>>>>  Thủ tục nhận con nuôi trong nước

>>>>> > Tư vấn trình tự, thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam

 

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *