Tư vấn khai nhận di sản thừa kế

Luật sư tư vấn khai nhận di sản thừa kế

Hỏi: Bố tôi có hai người con là tôi và em trai. Bố tôi có để lại một mảnh đất có sổ đỏ đứng tên bố tôi. Bây giờ chúng tôi muốn bán mảnh đất trên thì cần làm những gì?

Luật sư tư vấn:

Trước hết cần tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế mà bố anh để lại. Việc khai nhận thừa kế những người khai nhận di sản thừa kế có thể trực tiếp khai nhận hoặc ủy quyền khai nhận.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được tiến hành như sau:

Luật sư tư vấn khai nhận di sản thừa kế

1.  Giấy tờ cần xuất trình khai nhận di sản thừa kế

– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

– Giấy tờ về di sản thừa kế : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..

– Di chúc hợp pháp (nếu có).

– Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế (nếu có).

* Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có uỷ quyền hợp pháp cho người được uỷ quyền (Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu).

2. Trình tự công chứng

– Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên. Nếu việc khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp hoặc liên quan tới khối tài sản lớn thì Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường trong thời hạn 30 ngày;

– Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng

– Công chứng viên ký công chứng Văn bản;

– Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

3. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính

Trình tự thực hiện: Người được hưởng di sản liên hệ Chi cục thuế quận, huyện nơi có di sản làm thủ tục đóng thuế và phí trước bạ

Thành phần hồ sơ:

– Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.

– Bản chính văn bản khai nhận di sản đã được công chứng.

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản

– Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản

– Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản) (02 bản sao chứng thực)

4. Sang tên cho người nhận di sản thừa kế

Trình tự thực hiện:

– Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ UBND quận, huyện nơi có di sản.

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn, nhận phiếu biên nhận có hẹn ngày giải quyết.

Thành phần hồ sơ:

– Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.

– Văn bản khai nhận di sản thừa kế có chứng nhận của phòng công chứng.

– Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản).

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản

– Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản

Sau khi sang tên di sản anh có quyền định đoạt đối với di sản đã được sang tên. Trình tự mua bán đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

Thủ tục mua bán nhà đất

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu nhanh nhất

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *