Thành lập viện nghiên cứu trực thuộc liên hiệp khoa học Việt Nam

Thành lập viện nghiên cứu trực thuộc liên hiệp khoa học Việt Nam

Viện nghiên cứu là một tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc sở khoa học công nghệ hoặc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Bài viết dưới đây, luật sư tư vấn cho các bạn cách thức thành lập một Viện nghiên cứu trực thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

1. Điều kiện để thành lập Viện nghiên cứu

Để thành lập được một viện nghiên cứu, đầu tiên phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Thứ nhất, tên gọi của Viện nghiên cứu phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tên của Viện nghiên cứu khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Ví dụ: Bạn thành lập viện ngiên cứu để nghiên cứu về y dược thì nên đặt tên là: Viện nghiên cứu Y dược ……………; bạn nghiên cứu về kinh tế thì nên đặt tên là: Viện nghiên cứu kinh tế ………

Thứ hai, phải có mục tiêu, phương hướng hoạt động rõ ràng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm; sản xuất, kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thông tin KH&CN; tiêu chuẩn, đo lường chất lượng; dịch vụ KH&CN và quan trọng nhất là phải có chức năng nghiên cứu;

Thứ ba, về nhân sự thì hội đồng sáng lập phải có tối thiểu 03 sáng lập viên, trong đó có chủ tịch hội đồng. Các sáng lập viên có trình độ từ đại học trở lên, cùng tham gia góp vốn và có vai trò trực tiếp quyết định việc thành lập, duy trì và phát triển tổ chức.

– Viện trưởng do hội đồng sáng lập đề cử là người đại diện trước pháp luật của tổ chức KH&CN, làm việc theo chế độ chính thức (chính nhiệm), được bổ nhiệm có thời hạn theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ tối đa 5 năm và không giới hạn số nhiệm kỳ;

– Nhân lực của Viện phải có tối thiểu 05 người có trình độ từ đại học trở lên, bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với các lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và có ít nhất 40% làm việc chính thức;

– Phải có ít nhất 01 người có trình độ tiến sỹ có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ hoạt động chính của viện, làm việc theo chế độ chính thức.

Thứ tư, về trụ  sở chính của Viện là nơi làm việc riêng biệt để giao dịch, liên lạc; có địa chỉ được xác định rõ ràng gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xóm, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Thành lập viện nghiên cứu trực thuộc liên hiệp khoa học Việt Nam

  Thành lập viện nghiên cứu trực thuộc liên hiệp khoa học Việt Nam

2. Hồ sơ đăng ký thành lập viện nghiên cứu khoa học trực thuộc liên hiệp các hội khoa học Việt Nam

  • Đơn đăng ký thành lập Viện nghiên cứu;
  • Biên bản họp Hội đồng sáng lập Viện nghiên cứu;
  • Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện nghiên cứu;
  • Phương án tổ chức và hoạt động của Viện nghiên cứu
  • Bảng danh sách nhân lực của Viện nghiên cứu
  • Bảng kê khai cơ sở vật chất – kỹ thuật hình thành ban đầu;
  • Bản cam kết góp vốn (bằng tiền và tài sản) của từng sáng lập viên;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với phần vốn đã được các sáng lập viên cam kết góp;
  • Bản sao (có chứng thực hợp pháp) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của tổ chức đối với địa điểm nơi đặt trụ sở chính;

3. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập Viện nghiên cứu thuộc liên hiệp khoa học

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức tới Liên hiệp Hội Việt Nam;

Bước 2: Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức họp hội đồng thẩm định để xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký thành lập Viện nghiên cứu;

Bước 3: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, phù hợp với các quy định của Luật KH&CN và đáp ứng các điều kiện, yêu cầu thành lậpViện nghiên cứu, trong vòng 5 ngày làm việc, Liên hiệp Hội Việt Nam ban hành các quyết định thành lậpViện nghiên cứu, phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động, công nhận hội đồng quản lý (trên cơ sở biên bản đề xuất của hội đồng sáng lập), bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và kế toán trưởng của Viện nghiên cứu;

Bước 4: Sau khi có quyết định thành lập tổ chức, Liên hiệp Hội Việt Nam ban hành văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN.

Bước 5: Sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN, Liên hiệp Hội Việt Nam ban hành văn bản (hoặc giấy giới thiệu) đề nghị Bộ Công an cấp giấy phép sử dụng con dấu của tổ chức KH&CN.

Bước 6: Viện nghiên cứu đăng đăng bố cáo thành lập và chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN trên phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương, nơi đặt trụ sở chính

Trên đây là các vấn đề pháp lý đầy đủ nhất để thành lập Viện nghiên cứu, nếu bạn cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan hoặc cẫn hỗ trợ dịch vụ trọn gói xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu hãy nhấc máy gọi theo số HOTLINE để gặp trực tiếp luật sư của chúng tôi.

Bài viết liên quan:

>>>>> Tư vấn thành lập Viện nghiên cứu tại Việt Nam

>>>>> Thủ tục thành lập chi nhánh của Viện nghiên cứu

>>>>> Thủ tục thay đổi người đứng đầu của viện nghiên cứu

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *