Năm 2015 DN có quyền tự quyết số lượng con dấu

Năm 2015 DN có quyền tự quyết số lượng con dấu

Luật Doanh nghiệp 2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, trong đó quy định về con dấu của doanh nghiệp tại Điều 44 như sau: “Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp”. Mới đây, tại Hội thảo về Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp 2014 và hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh do VCCI và CIEM tổ chức, nhiều Doanh nghiệp (DN) lại đưa vấn đề này ra bàn luận theo nhiều hướng quan điểm khác nhau.

Theo thông tin từ Tin nhanh Chứng khoán: trong một cuộc khảo sát sơ bộ ý kiến gần đây của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) liên quan đến vấn để trả lời câu hỏi “có nên bãi bỏ con dấu hay không” có tới 50% ý kiến cho rằng, nên bỏ hẳn con dấu với tư cách là sự khẳng định về mặt giá trị pháp lý của pháp nhân cơ quan, tổ chức, DN và chuyển sang sử dụng chữ ký điện tử. Trong khi đó, có 31% ý kiến cho rằng, có thể giữ lại con dấu song cho phép DN chủ động lựa chọn khắc dấu và thông báo với cơ quan chức năng; trong khi chỉ có 19% ý kiến cho rằng, nên giữ lại con dấu và để cơ quan công an cấp như hiện nay để tránh rắc rối, phức tạp.

Như vậy, sau cuộc khảo sát này, phần lớn ý kiến đề đồng ý, đã đến lúc bãi bỏ con dấu và không xem nó như một dấu hiệu duy nhất để chứng minh tư cách pháp lý của Doanh nghiệp.

Năm 2015 DN có quyền tự quyết số lượng con dấu

                 Năm 2015 DN có quyền tự quyết số lượng con dấu

Phân tích quy định của Luật Doanh nghiệp 2014: Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu. Quyền quyết định trong trường hợp này được hiểu như thế nào? Vấn đề mà DN quan tâm là DN có quyền không có con dấu hay không?

Trả lời cho câu hỏi này, ông Phan Đức Hiếu, Phó trưởng Ban Môi trường kinh doanh, thuộc CIEM cho biết, Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2014 hướng tới thay đổi phương thức quản lý con dấu. Theo đó, thay vì cơ quan quản lý con dấu thì chuyển sang DN có thể tự làm hoặc tự khắc dấu, được tự quyết định hình thức, nội dung, số lượng, cách thức sử dụng.

Theo ông Hiếu, với phương thức quản lý con dấu này, tuy là DN vẫn cần sử dụng dấu, nhưng việc sử dụng thế nào là do DN tự quyết định, thậm chí, Ban soạn thảo còn đang tính đưa ra mức độ cởi mở hơn nữa trong Nghị định hướng dẫn, đó là các văn bản đăng ký của DN có thể sẽ không cần con dấu.

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, hiện nay đối với câu hỏi “DN có buộc phải có con dấu hay không”, thì không chỉ riêng các DN mà ngay giới chuyên gia luật vẫn hiểu là 50% vẫn giữ và 50% không cần. Tuy nhiên, cá nhân ông Lập cho rằng, nếu không giữ con dấu thì có thể sẽ phát sinh khá nhiều phức tạp trong vấn đề thủ tục công chứng và quản lý.

QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ:

Quan điểm của Luật sư đối với vấn đề này hoàn toàn đồng tình với ý kiến cho phép Doanh nghiệp được tự chủ về dấu nhưng không có nghĩa Doanh nghiệp được phép không sử dụng con dấu. Bởi lẽ, sẽ xuất hiện nhiều bất cập phát sinh nếu cho phép Doanh nghiệp không cần sử dụng con dấu. Chẳng hạn, rất khó để xác định chữ ký tại văn bản của Doanh nghiệp là đúng hay không, việc loại bỏ con dấu đồng thời với việc có thể phải tiến hành thủ tục chứng thực chữ ký thì rất bất tiện và mất thời gian và phát sinh thêm thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp thường xuyên cần xác lập ủy quyền cho các chức danh trong doanh nghiệp, như vậy làm sao kiểm soát được vấn đề ủy quyền nếu như không có con dấu. Ngoài ra, trong trường hợp thay đổi mẫu dấu, DN cũng cần thực hiện nghĩa vụ thông báo trước khi được sử dụng con dấu mới để phù hợp với cách tiếp cận khi thông báo sử dụng con dấu lần đầu tiên. Nếu không, trong khoảng thời gian DN có con dấu mới nhưng chưa thực hiện thông báo và đăng tải lên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bên thứ ba không thể xác định được việc DN đã có con dấu mới và liệu con dấu cũ khi đó còn giá trị pháp lý hay không.

Như vậy, có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề về quyền của Doanh nghiệp đối với con dấu. Vẫn cần chờ văn bản hướng dẫn để có những quy định cụ thể hơn.

Ban biên tập tin tức

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *