Cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình

Cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình

Với nhu cầu khám chữa bệnh tại gia như hiện nay, việc các phòng khám gia đình đang mở rộng là điều hoàn toàn tất yếu. Quy định của pháp luật về cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình như thế nào? Luật Minh Thịnh xin giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây:

KHÁCH HÀNG HỎI:

Kính chào quý công ty Luật Minh Thịnh, tôi có câu hỏi mong muốn được giải đáp như sau:

Tôi hiện tại đang là bác sỹ đa khoa làm việc tại Bệnh viên X, Đà Nẵng. Nhận thấy nhu cầu mở phòng khám gia đình ngày càng tăng nên tôi cũng đang có dự định muốn thực hiện mở phòng khám tư nhân tại gia, do mình làm chủ. Tôi không biết quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Mong luật sư giải đáp chi tiết giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

Chào bạn, Luật sư tư vấn 365 xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập

Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập phải đảm bảo những điều kiện sau:

1.1.  Về cơ sở vật chất:

– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

– Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;

– Phải có nơi đón tiếp người bệnh; có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10 m2.

– Bảo đảm xử lý chất thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của pháp luật;

– Có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh;

– Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình

   Xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình như thế nào?

1.2. Về thuốc và trang thiết bị y tế:  Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký, trong đó ít nhất phải có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

1.3. Về nhân sự:

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình và có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;

– Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình, có thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng, trong đó có đủ 24 tháng khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình.

+ Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình;

+ Người làm việc chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi chuyên môn hành nghề;

+ Ngoài các điều kiện quy định tại khoản này người hành nghề còn phải có giấy chứng nhận hoặc giấy xác nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu kỹ thuật chuyên môn.

1.4. Về phạm vi hoạt động chuyên môn

Phòng khám bác sĩ gia đình được thực hiện các hoạt động chuyên môn sau đây:

– Khám bệnh, chữa bệnh:

– Phục hồi chức năng:

– Y học cổ truyền:

– Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu:

– Tư vấn sức khỏe:

– Nghiên cứu khoa học và đào tạo

2. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập

Đối với trường hợp của bạn, thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động là Sở Y tế nơi bạn dự định đặt trụ sở phòng khám.

3. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

+ Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình của tất cả người hành nghề;

+ Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám bác sỹ gia đình;

+ Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện.

4. Thời gian giải quyết

Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sỹ gia đình đủ điều kiện, trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Nếu còn điều gì chưa rõ về việc xin giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

>>>>>> Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa

>>>>>> Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *