Thẩm quyền giải quyết ly hôn mới nhất

Thẩm quyền giải quyết ly hôn mới nhất

Ly hôn là một việc không ai muốn, nhưng khi mâu thuẫn vợ chồng không thể hàn gắn, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án xem xét ly hôn. Nhằm giúp quý khách hiểu rõ quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục ly hôn. Luật sư tư vấn 365 xin giới thiệu bài tư vấn sau:

KHÁCH HÀNG HỎI: Tôi là người Hưng Yên vào Hà Tĩnh buôn bán làm ăn sau đó lấy vợ sinh con tại đó luôn. Con gái tôi năm nay 8 tuổi. Bây giờ tôi muốn về Hưng yên sống nhưng vợ tôi không muốn. Tôi đề nghị ly hôn nhưng cô ấy không đồng ý và không cho con gái theo tôi. Hiện nay tôi đã về Hưng Yên, tôi nộp đơn ở Tòa Hưng Yên có được không, tôi có được quyền nuôi con không?

Tôi xin cám ơn luật sư.

LUẬT SƯ TRẢ LỜI:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới luatsutuvan365.com. Đối với vấn đề của bạn Luật sư tư vấn như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình…

Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình…

Thẩm quyền giải quyết ly hôn mới nhất

                             Thẩm quyền giải quyết ly hôn mới nhất

Chiểu theo quy định trên, khi bạn muốn nộp đơn xin ly hôn thì phải nộp tại tòa án nơi cư trú của vợ bạn hiện tại tức là tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi vợ đang đang sinh sống cụ thể là tại Hà Tĩnh.

Trường hợp vợ chồng bạn có thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của bạn giải quyết việc ly hôn thì bạn có thể gửi đến tòa án nhân dân quận/ huyện tại Hưng Yên.

2.  Quyền nuôi con khi ly hôn

 “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Theo thông tin bạn cung cấp được biết, cháu bé được 8 tuổi nên theo quy định trên thì tòa án sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi và nguyện vọng của cháu, để quyết định việc nuôi con thuộc về ai. Tuy nhiên, người còn lại không được quyền nuôi con, nhưng vẫn có quyền thăm nom và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho tới khi cháu đủ 18 tuổi.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn băn khoăn, vướng mắc Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE để được luật sư, chuyên viên pháp lý giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm:

Thủ tục yêu cầu ly hôn đơn phương

Thủ tục thuận tình ly hôn nhanh nhất

Quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *