Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Hiện nay nhằm đảm bảo quản lý một cách có hiệu quả hoạt động của các bài thuốc gia truyền, pháp luật quy định bạn cần phải xin Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền để được khám, chữa bệnh. Do đó, khi có bài thuốc gia truyền, bạn nên thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền để đảm bảo quyền lợi của mình. Sau đây, Luật sư xin tư vấn thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Điều kiện để được cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”

Căn cứ điều 2 Quyết định số 39/2007/QĐ-BYTquy định về việc ban hành quy chế xét duyệt cấp “giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”, bài thuốc gia truyền được hiểu là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận. Những bài thuốc mới được nghiên cứu, sử dụng trong các tài liệu, sách vở hoặc kinh nghiệm của bản thân đều không được coi là bài thuốc gia truyền.

Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định số 39/2007/QĐ-BYT, người được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự.

– Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

– Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.

– Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

          Xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền như thế nào?

2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Sau khi đối chiếu và đáp ứng đủ các điều kiện để xin cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

Thứ nhất, đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú.

Thứ hai, sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân bạn (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú).

Thứ ba, bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó cần phải ghi rõ những nội dung sau:

  • Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị;
  • Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);
  • Cách gia giảm (nếu có);
  • Cách bào chế;
  • Dạng thuốc;
  • Cách dùng, đường dùng;
  • Liều dùng;
  • Chỉ định và chống chỉ định.

Thứ tư, tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc. Để chứng minh bài thuốc gia truyền có hiệu quả điều trị cao, bạn cần phải chứng minh bằng cách nộp các giấy tờ sau:

  • Sổ theo dõi người bệnh: trong sổ cần ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị;
  • Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất. Danh sách người bệnh gồm những thông tin về: họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị.
  • Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND xã/phường/thị trấn xác nhận hoặc công chứng chứng thực.

Thứ năm, giấy khám sức khoẻ do bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên cấp.

Thứ sáu, hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân.

3. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Sau khi chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Bạn trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng Quản lý hành nghề Y – Dược tư nhân (Sở Y tế cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bước 2: Phòng Quản lý hành nghề Y – Dược tư nhân tiếp nhận hồ sơ. Khi tiếp nhận hồ sơ,Sở Y tế phải có trách nhiệm giữ bí mật bài thuốc theo quy định của pháp luật.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn cụ thể về cách bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Khi hồ sơ đã đảm bảo đúng theo yêu cầu thì Sở Y tế tiếp nhận, vào sổ theo dõi và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau đó bạn tiến hành nộp lệ phí theo quy định. Theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ Tài chính thì phí thẩm định cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền là 2.500.000 đồng.

Bước 3:Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tiến hành thẩm định hồ sơ và trả lời kết quả.Căn cứ vào biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định, Giám đốc Sở Y tế xem xét và ra quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận. Nếu bài thuốc được công nhận là bài thuốc gia truyền thì bạn đến nhận kết quả tại Sở Y tế. Nếu bài thuốc không được công nhận là bài thuốc gia truyền thì Giám đốc Sở Y tế phải có công văn nêu rõ lý do không công nhận để thông báo cho bạn biết.

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền

Chúng tôi hỗ trợ Quý khách các dịch vụ cụ thể sau:

1. Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền;

2. Hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ, hoàn thiện hồ sơ cho việc xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền;

3. Cung cấp dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền trọn gói trong thời gian nhanh nhất.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *