Hộ kinh doanh dạy thêm là một hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu giáo dục ngày càng cao. Với sự phát triển của xã hội, nhiều bậc phụ huynh nhận thấy cho con học thêm là một giải pháp hiệu quả, cần thiết để nâng cao kiến thức. Theo quy định mới tại Thông Tư 29/2024/TT- BGDTT thì hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải đáp ứng các điều kiện cụ thể, trong đó phải đăng ký kinh doanh.
1. Các yêu cầu đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
+ Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
+ Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh dạy thêm mới nhất 2025
2. Hồ sơ mở lớp dạy thêm tại nhà cho giáo viên năm 2025
Như đã nêu tại mục 1, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc đăng ký kinh doanh dạy thêm có thể thực hiện đăng ký theo một trong các loại hình kinh doanh sau: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Trong đó, đối với giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm ngoài nhà trường sẽ phù hợp với loại hình hộ kinh doanh quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, do đó thành phần hồ sơ gồm:
(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
3. Hướng dẫn thủ tục thành lập hộ kinh doanh dạy thêm mới nhất
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động dạy thêm, học thêm đối với giáo viên theo loại hình hộ kinh doanh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Thời gian thực hiện thủ tục là 03 ngày làm việc.
Bước 4: Kê khai thuế cho Hộ kinh doanh và đi vào hoạt động.
4. Dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh dạy thêm trọn gói
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh dạy thêm ngày càng được nhiều người quan tâm, đặc biệt khi quy định của pháp luật thay đổi, yêu cầu bắt buộc phải đăng ký kinh doanh với dịch vụ dạy thêm. Chúng tôi cung cấp giải pháp chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng từ khâu tư vấn, chuẩn bị giấy tờ đến đăng ký kinh doanh. Với đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết giúp bạn nhanh chóng thiết lập lớp học dạy thêm, tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trong hành trình khởi nghiệp giáo dục.
Dịch vụ trọn gói gồm:
- Tư vấn quy định của pháp luật về thành lập Hộ Kinh doanh dạy thêm
- Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, công chứng giấy tờ
- Soạn thảo hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh dạy thêm
- Đại diện đi nộp và làm việc với cơ quan có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao tận tay khách hàng
- Tư vấn và hỗ trợ kê khai thuế đảm bảo nộp thuế ưu đãi.
Liên hệ ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất !