Bạn đang có ý tưởng thành lập một VIỆN NGHIÊN CỨU nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Chúng tôi, “Văn phòng luật sư Minh Minh” chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ toàn diện trong việc thành lập Viện nghiên cứu. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị hồ sơ, đến thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo viện nghiên cứu của bạn được cấp phép và hoạt động hiệu quả.
Viện nghiên cứu là tổ chức hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Các viện nghiên cứu thường thực hiện các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, nhằm tạo ra tri thức mới, công nghệ mới, hoặc giải pháp cho các vấn đề xã hội, kinh tế, và môi trường.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm tư vấn và thành lập cho các Viện nghiên cứu trên cả nước, trong bài viết này chúng tôi soi chiếu quy định của Luật và thông qua kinh nghiệm trên thực tế, gửi tới bạn đọc các nội dung cần biết khi có dự định thành lập Viện nghiên cứu như sau:
1. Chức năng chính của viện nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu khoa học: Thực hiện các dự án nghiên cứu độc lập hoặc hợp tác với các tổ chức, cơ sở giáo dục để phát triển kiến thức và công nghệ.
- Đào tạo: Nhiều Viện nghiên cứu cũng tham gia vào đào tạo, cung cấp các chương trình học cho sinh viên sau đại học, nghiên cứu sinh, và các nhà khoa học trẻ.
- Chuyển giao công nghệ: Viện nghiên cứu có thể tham gia vào việc phát triển và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác.
- Tư vấn chính sách: Các viện nghiên cứu thường cung cấp ý kiến chuyên môn và tư vấn cho chính phủ hoặc các tổ chức về các vấn đề chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ.
Như vậy, nếu bạn muốn thành lập Viện nghiên cứu để đào tạo, tuyển sinh nâng cao danh tiếng của mình tới học viên, thì chúng tôi có thể giúp bạn thành lập một Viện đào tạo như vậy.
2. Viện nghiên cứu có thể do một cá nhân thành lập và đa dạng trong các lĩnh vực nghiên cứu?
- Bên cạnh Viện nghiên cứu có vốn nhà nước thì có thể thành lập các Viện nghiên cứu tư nhân có vốn góp từ các cá nhân, công ty… thậm chí một cá nhân cũng có thể thành lập Viện nghiên cứu của riêng mình.
- Các lĩnh vực thành lập Viện nghiên cứ có thể rất đa dạng từ y học, công nghệ thông tin, đến nông nghiệp và môi trường, đào tạo, ngôn ngữ, văn hoá…
3. Điều kiện bắt buộc phải có khi thành lập Viện nghiên cứu?
- Bên cạnh việc cần đáp ứng các điều kiện quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ cũng như các nghị định hướng dẫn như phải có Điều lệ; Mục tiêu phương hướng hoạt động; Cơ sở vật chất; Vốn điều lệ; Nhân sự thì điều quan trọng nhất mà các bạn cần lưu ý trong thủ tục này là phải có 1 tiến sĩ làm việc chính thức.
Đây là điều kiện tiên quyết để quyết định bạn có thành lập được Viện nghiên cứu hay không.
- Yêu cầu về tiến sĩ:
- Làm việc toàn thời gian tại Viện (nghĩa là đã nghỉ hữu hoặc hiện nay đang làm việc tự do), với các trường hợp là thầy cô, cán bộ nhà nước muốn thành lập Viện nghiên cứu thì liên hệ trực tiếp với Luật sư để chúng tôi tư vấn phương án cụ thể.
- Bằng cấp của tiến sĩ phải phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu. Giả sử bạn nghiên cứu về y khoa thì tiến sĩ phải có bằng y, dược…
- Tiến sĩ có thể là Viện trưởng hoặc chỉ là người lao động của Viện.
4. Ai có thể làm Viện trưởng viện nghiên cứu?
Theo quy định hiện nay thì Viện trưởng có những yêu cầu sau:
- Viện trưởng phải có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của viện, thường là có bằng tiến sĩ hoặc có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu của Viện.
- Viện trưởng cần có kỹ năng lãnh đạo và quản lý, có khả năng làm việc với các nhà khoa học, nhân viên nghiên cứu và các bên liên quan khác.
- Những người đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc có những vấn đề pháp lý không đủ tư cách đứng đầu viện nghiên cứu cũng không đủ điều kiện làm viện trưởng.
Nội dung mà chúng tôi muốn nhấn mạnh với các bạn là Viện trưởng không bắt buộc phải đồng thời là tiến sĩ. Chúng tôi có thể thành lập Viện nghiên cứu do chính bạn làm viện trưởng ngay cả khi bạn chỉ có bằng đại học.
5. Cơ quan nào cấp phép thành lập Viện nghiên cứu
- Với các Viện 100% vốn tư nhân thì Cơ quan cấp phép thành lập viện nghiên cứu tại Việt Nam làSở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) của tỉnh, thành phố nơi viện đặt trụ sở.
- Viện thuộc Liên hiệp hội, Hiệp hội thì do Bộ Khoa học công nghệ cấp phép.
Lĩnh vực, phạm vi và chuyên môn là như nhau, việc tồn tại 2 cơ quan cấp phép chỉ là phân cấp thẩm quyền để không bị quá tải hồ sơ cho cơ quan nhà nước.
Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác, và tiết kiệm chi phí nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chúng tôi sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn để biến ý tưởng thành hiện thực.
Liên hệ ngay hôm nay để nhận tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình nghiên cứu của bạn!