Phòng khám không lập hồ sơ bệnh án có bị xử phạt không?

Phòng khám không lập hồ sơ bệnh án có bị xử phạt không?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 ngày 23/11/2009;
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế;
  • Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Nội dung:

1. Xử phạt không lập hồ sơ bệnh án

a. Mức phạt về tiền

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 117:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật;

Có thể thấy việc vi phạm không lập hoặc lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi rõ các mục trong hồ sơ thì sẽ bị phạt hành chính từ 1 triệu đến 3 triệu.

b. Về hình phạt bổ sung

Căn cứ theo điểm a khoản 8 Điều 40 Nghị định 117:

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1, điểm c khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;

Phòng khám không lập hồ sơ bệnh án có bị xử phạt không?

       Phòng khám không lập hồ sơ bệnh án có bị xử phạt không?

2. Đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của cơ sở

Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh:

Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP bổ sung Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP:

3. Nhân lực:

a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

Theo điều khoản trên, điều kiện để cơ sở khám chữa bệnh được hoạt động là phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở và phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp.

Do vậy, phòng khám không lập hồ sơ bệnh án có thể sẽ bị đình chỉ.

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *