1. Những trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, lệ phí Tòa án
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, sa thải…
- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên, mất năng lực hành vi dân sự;
- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- Trẻ em, cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, thân nhân liệt sĩ.
2. Hồ sơ đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, lệ phí Tòa án
- Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn giảm
3. Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
- Sơ thẩm: Thẩm phán được chánh án tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm;
- Phúc thẩm: Thẩm phán được chánh án tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm án phí phúc thẩm;
- Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn giảm án phí.
Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.
Xem thêm:
Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu nhanh nhất