Năm 2016 CMND sẽ được thay thế bằng Thẻ căn cước

Năm 2016 CMND sẽ được thay thế bằng Thẻ căn cước

Luật Căn cước công dân được Quốc Hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6, trong đó quy định thẻ Căn cước được dùng để thay thế Chứng minh nhân dân. Bên cạnh nội dung quan trọng này, Luật sư tổng hợp các quy định cơ bản nhất liên quan đến thẻ căn cước công dân dưới đây:

 

1. Những thông tin cơ bản trên thẻ căn cước công dân

Theo quy định tại Điều 18, Luật Căn cước công dân, thẻ này chứa thông tin ở 2 mặt, mặt trước của thẻ bao gồm các thông tin về ảnh, số thẻ căn cước công dân, họ và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn.

Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ, dấu của cơ quan cấp thẻ.

Những thông tin này về cơ bản vẫn là những thông tin như Chứng minh nhân dân. Tuy nhiên, phần lưu trữ thông tin được mã hóa là bộ phận quan trọng thể hiện tính thông minh của thẻ trong việc mã hóa thông tin của công dân.

Năm 2016 CMND sẽ được thay thế bằng Thẻ căn cước

                  Thẻ căn cước dùng thay thế CMND từ năm 2016

2. Tuổi được cấp thẻ căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân chứa đựng thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi 3 lần, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

3. Thẻ căn cước công dân có thể được dùng như hộ chiếu

Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 20, Luật Căn cước Công dân quy định thẻ căn cước có thể được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

4. Miễn phí cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu

Khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước lần đầu công dân sẽ được miễn lệ phí cấp thẻ và chỉ phải nộp lệ phí nếu cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân (mức lệ phí cụ thể sẽ do Bộ Tài chính ban hành).

Từ nay đến 1/1/2016, công dân vẫn được cấp CMND 9 số (cấp thủ công) và 12 số (theo công nghệ mới). Đối với chứng minh thư nhân dân được cấp trước ngày Luật Căn cước công dân có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước công dân. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *