Khi nào cần giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Khi nào cần giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Khi nào cần giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều băn khoăn của khách hàng về vấn đề kinh doanh thực phẩm? Hầu hết câu hỏi của các bạn là kinh doanh đồ uống có cần xin giấy gì không? kinh doanh cửa hàng ăn uống có cần xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm không?…

Luật sư tư vấn cụ thể như sau:

Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Pháp luật hiện hành quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

I. Cơ sở pháp luật

  • Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Thông tư 29/2012/TT- BCT quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Công văn 5845/BCT – KHCN năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm.

II. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Thứ nhất, cơ sở phải đảm bảo thực phẩm với từng loại thực phẩm sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Tham gia khóa học tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm tham gia khóa học và được cấp giấy xác nhận của Bộ công thương.

Bước 2: Chủ cơ sở  và nhân viên khám sức khỏe tại  bệnh viện

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao)
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện theo quy định
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe đã thực hiện tại Bước 2
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm tại Bước 1.

Bước 4: Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Nộp hồ sơ tại sở y tế, sở công thương… theo từng trường hợp cụ thể
  • Sau 15 ngày làm việc, cá nhân, tổ chức liên hệ nhận kết quả

Lưu ý: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong 3 năm

Nếu còn điều gì chưa rõ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline để được luật sư tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

Thủ tục mua bán nhà đất

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu nhanh nhất

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *