Đốt Đô la bị khởi tố

Đốt Đô la bị khởi tố

Quan điểm pháp lý về việc Đốt đô la giả để giải xui, anh chàng bán vé số bị khởi tố

Mới đây, dư luận xôn xao trước sự việc VKSND tỉnh Đồng Tháp phê chuẩn quyết định khởi tố, đối với Lê Văn Lượng (SN 1975; ngụ ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) về hành vi lưu hành và tàng trữ tiền giả).

Theo thông tin từ báo Tiền Phong, Lượng là người bán vé số dạo, thường dùng USD giả để đốt xả xui mỗi khi bán ế. Theo kết quả điều tra, tối 8-5, tại khu vực chợ Lấp Vò thuộc khóm Bình Thạnh 1, thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, lực lượng chức năng bắt quả tang Lượng đang giữ 34 tờ mệnh giá 100 USD có dấu hiệu lạ. Qua trưng cầu giám định, số USD đã thu giữ là giả.

Tại cơ quan điều tra, Lượng khai nhận số USD trên mua ở huyện An Phú (tỉnh An Giang). Do hằng ngày đi bán dạo vé số nên Lượng thường dùng USD giả để đốt xả xui mỗi khi bán ế. Những lần đầu, thấy đốt có “hiệu nghiệm” nên Lượng mua về nhiều để mang theo, dùng khi giải xui.

Cũng theo một số thông tin truyền thông khác, ngoài việc dùng tiền giả để đốt giải xui, Lượng còn sử dụng tiền giả để đưa cho bạn gái đi đổi tại tiệm vàng.

Đốt Đô la bị khởi tố

                                        Đốt Đô la có bị khởi tố?

 

QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ

Trong sự việc này, Luật sư đưa ra một số quan điểm để bạn đọc hiểu hơn về hành vi tàng trữ tiền giả quy định tại Bộ luật Hình sự

Luật định như thế nào về hành vi tàng trữ tiền giả?

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả được quy đinh tại Điều 180, Bộ luật Hình sự. Theo đó,

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 3, phần I, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự thì tiền giả cũng bao gồm ngoại tệ giả của nước ngoài phát hành có giá trị thanh toán tại Việt Nam. Đồng thời:

  • Nếu tiền giả có trị giá tương ứng dưới mười triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 180 Bộ luật Hình sự;
  • Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng tiền Việt Nam thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 180 Bộ luật Hình sự;
  • Nếu tiền giả có trị giá tương ứng từ một trăm triệu đồng tiền Việt Nam trở lên thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 180 Bộ luật Hình sự.

Số tiền giả (3400 USD) mà cơ quan công an đã thu giữ của Lượng, tương đương với trị giá khoảng 70 triệu đồng. Tuy nhiên, Lượng ngoài tàng trữ tiền giả để đốt còn lưu hành tiền giả bằng cách đưa cho bạn gái đi đổi tại tiệm vàng, do đó theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02, phải dựa trên tổng số lượng tiền giả của tất cả các lần phạm tội cộng lại để xem xét trách nhiệm hình sự đối với Lượng.

Cần có quy định hướng dẫn rõ hơn đối với loại tội này

Riêng về hành vi lưu hành tiền giả, dù Lượng khai chỉ giữ đôla giả để đốt xả xui nhưng trongquá trình xác minh cho thấy Lượng biết đó là tiền giả mà vẫn đưa cho người khác đi đổi. Điều này thể hiện ý thức phạm tội rất rõ, đó là ý thức chủ động đưa tiền giả vào lưu thông nhằm lừa người khác để tư lợi.

Tuy nhiên, Điều 180, Bộ luật Hình sự cũng như quy định tại thông 02 không đề cập tàng trữ tối thiểu bao nhiêu tiền giả thì phạm tội. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng chỉ hướng dẫn tàng trữ tiền giả trị giá tương ứng dưới 10 triệu đồng tiền Việt Nam thì áp dụng khoản 1, từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng

Như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu giữ vài tờ đôla giả y như thật chỉ để làm kỷ niệm hay sưu tầm vì mục đích giải trí thì có phạm tội không?

Thiết nghĩ, thực tiễn áp dụng pháp luật, cơ quan nhà nước không nên máy móc, chỉ nên xử lý hình sự hành vi tàng trữ tiền giả khi người có hành vi tàng trữ có mục đích đem tiền giả đó lưu hành. Mặt khác, cần có hướng dẫn chi tiết và hợp lý hơn đối với Điều 180, Bộ luật Hình sự.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *