Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin giấy phép đào tạo nghề

Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin giấy phép đào tạo nghề

Bạn đang muốn thành lập cơ sở đào tạo nghề nhưng chưa rõ về quy trình pháp lý?

  • Bạn là doanh nghiệp muốn tổ chức đào tạo nghề sơ cấp trên 3 tháng, các nghề như nấu ăn, may mặc, quản trị doanh nghiệp, làm SEO, marketting.
  • Bạn muốn đào tạo nghề sơ cấp bậc 1, bậc 2 và bậc 3
  • Bạn muốn đào tạo nghề thường xuyên dưới tháng 3 tháng.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, giúp bạn hoàn thiện mọi thủ tục từ A đến Z để xin giấy phép đào tạo nghề một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang lại sự hài lòng và đảm bảo cơ sở của bạn hoạt động đúng pháp luật ngay từ ngày đầu tiên.

Giấy phép đào tạo nghề

                                     Giấy phép đào tạo nghề

I. Điều kiện cấp giấy phép:

Doanh nghiệp/tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Doanh nghiệp/tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải có ngành nghề liên quan đến hoạt động giáo dục.

2. Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học.

3. Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLDTBXH sửa đổi Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“1. Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp

a) Bậc 1 – Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô – đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô – đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

b) Bậc 2 – Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô – đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô – đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

c) Bậc 3 – Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô – đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô – đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

2. Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%”.

4. Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.Phạm vi công việc.

II. Hồ sơ cần chuẩn bị:

1. Các tài liệu cần thiết

2. Nộp hồ sơ

  • Nơi nộp hồ sơ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở đào tạo đặt trụ sở.
  • Hình thức nộp: Trên website dịch vụ công.

3. Thời hạn xử lý

  • Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định thực tế tại cơ sở đào tạo (nếu cần thiết).
  • Thời gian giải quyết: 15 – 20 ngày làm việckể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Nhận kết quả

  • Nếu hồ sơ hợp lệ và cơ sở đáp ứng đủ điều kiện: Cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan chức năng sẽ trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.

5. Một số lưu ý

  • Đảm bảo cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về diện tíchthiết bị giảng dạy, và đội ngũ giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
  • Chỉ được phép hoạt động đào tạo sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
  • Mẫu chứng chỉ cấp cho học viên phải đúng quy định.
  • Phải báo cáo kết quả đào tạo cho Sở Lao động hàng năm theo quy định.

(*) Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói, bao gồm:

  • Tư vấn pháp luật có liên quan.
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu,
  • Đánh giá hồ sơ, tài liệu.
  • Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, củng cố căn cứ xin giấy phép.
  • Đại diện nộp hồ sơ và xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh.
  • Nhận kết quả và bàn giao.
  • Tư vấn, hỗ trợ thực hiện các công việc sau khi được cấp phép hoạt động có thể kể đến như: Báo cáo tình trạng hoạt động theo quy định hàng năm tại Sở, lưu thông tin hồ sơ học viên, hỗ trợ kiểm soát hồ sơ bước đầu của trung tâm để đảm bảo đủ điều kiện khi có hậu kiểm….

Chữ ký 2024

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *