Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ, 3 đối tượng bị khởi tố

Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ, 3 đối tượng bị khởi tố

Do “con nợ” chây ỳ, chủ nợ lập tức tổ chức đánh đập, bắt ép viết giấy biên nhận khoản tiền hàng trăm triệu đồng. Thay vì đòi được tiền, chủ nợ đã phải nhận một bản án nghiêm khắc, với hai tội danh bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản.

Ngày 28/5, TAND TP Hà Nội tuyên 14 năm 6 tháng tù đối với Trần Thị Thu Hiền (còn gọi Huyền Anh, SN 1980, ở phường Trường Thi, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) về các tội danh Cướp tài sản và Bắt giữ người trái pháp luật. Các đồng phạm còn lại nhận mức án từ 12 năm 9 tháng đến 13 năm 6 tháng, cho cùng tội danh.

Tài liệu cáo buộc thể hiện, cuối năm 2013, Hiền cho anh Đặng Anh Tuấn (SN 1979, ở phường Bà Triệu, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) vay 550 triệu đồng, trong thời hạn 3 tháng. Tuy vậy, hai bên không viết giấy vay nợ. Đến hẹn, sau nhiều lần gặng hỏi, anh Tuấn chỉ trả 10 triệu đồng. Sau đó, Hiền gọi điện cho mẹ đẻ anh Tuấn đề nghị trả lời thay, nhưng đã bị khước từ.

Ngày 13/6/2014, Hiền hẹn anh Tuấn đến khu vực nhà trọ ở quận Thanh Xuân, Hà Nội để nói chuyện nợ nần. Tại đây, anh Tuấn bị nhóm bạn của Hiền đánh đập, ép viết giấy nhận nợ. Sáng hôm sau, quá trình bị áp giải về nhà ở Nam Định để đòi nợ, anh Tuấn tháo chạy, hô hoán.

 

Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ, 3 đối tượng bị khởi tố

      Bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ, 3 đối tượng có bị khởi tố?

QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ

1. Bắt, giữ con nợ để đòi nợ là tội phạm

Điều 10, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân như sau: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang”.

Như vậy, chỉ những trường hợp quy định tại Điều 6 nêu trên, bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc bắt, giữ người mới được coi là hợp pháp. Đòi nợ theo kiểu xiết nợ, ép nợ, thậm chí là bắt giữ người trái pháp luật là những hình thức đòi nợ

Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 (BLHS), quy định: “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay nợ

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 474 BLDS. Cụ thể, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Theo đánh giá của Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an Hà Nội, các loại tội phạm liên quan đến đòi nợ và đòi nợ thuê xảy ra gần đây có tính chất manh động, côn đồ gây nhức nhối trong xã hội. Do các con nợ không có tiền trả nợ, các chủ nợ dùng mọi thủ đoạn gây áp lực để khống chế, đe dọa con nợ nhằm mục đích đòi tiền bằng được.

Khi không đạt được mục đích thì chúng bắt giữ trái phép con nợ để ép buộc họ phải gọi điện cho người thân mang tiền trả cho chúng. Hành vi này là nguyên nhân làm gia tăng các vụ án nghiêm trọng như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật để đòi nợ thuê.

Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Đoàn luật sư TP Hà Nội, trong trường hợp bên cho vay và bên vay không giải quyết được quan hệ vay mượn, hãy gửi đơn đến Tòa án để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, tránh để xảy ra tình trạng đòi nợ theo kiểu ép nợ, xiết nợ. Điều đó sẽ khiến chủ nợ và những người “giúp việc” đắc lực cho chủ nợ vi phạm pháp luật và phải trả giá đắt.

Bình luận - Thắc mắc - Góp ý

Phản hồi


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *